Lễ hội Văn hóa Đông phương là một chương trình lễ hội truyền thống mang đậm nét Á đông của khoa Đông phương học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM) bao gồm hàng loạt hoạt động tranh tài văn hóa văn nghệ đặc thù của các ngành khoa học nhân văn: Hoa khôi Đông phương, Văn nghệ Đông phương, Ẩm thực Đông phương, Khám phá Phương Đông... được tổ chức nhằm mục đích:
- giới thiệu các ngành đào tạo của Khoa, giới thiệu văn hóa các nước phương Đông cho công chúng
- tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Khoa Đông phương học với các trường học, cơ quan và đơn vị kinh tế-xã hội.
- tạo sân chơi văn hóa giải trí, mang lại cơ hội cho sinh viên giao lưu học hỏi trải nghiệm bản thân và kết nối với cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng với nhà trường và những ai quan tâm đến nghiên cứu Việt Nam học và Đông phương học.
Xuyên suốt lễ hội là các tiết mục văn nghệ truyền thống của 6 nước do sinh viên thuộc các ngành học này biểu diễn trên sân khấu chính. Trong khi đó, các gian hàng văn hóa ẩm thực của các nước Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập và Australia cũng là 6 ngành học của khoa là nơi triển lãm, giới thiệu các nét văn hóa vật thể, phi vật thể đến người tham dự nhằm mang đến cho các bạn sinh viên cơ hội tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo của từng quốc gia phương Đông riêng biệt. Với sự hỗ trợ của lãnh sự quán các nước, nhiều vật phẩm trưng bày như dụng cụ múa rối Wayang Kulit, áo lụa Batik, hình mẫu tượng, tháp… cùng nhiều món hàng lưu niệm được mang từ chính các nước trên về hoặc do sinh viên tự làm cũng thu hút rất đông người tham quan và mua sắm.
Chương trình văn nghệ chính “Đêm phương Đông” sẽ diễn ra vào buổi tối. Ngoài ra lễ hội còn tổ chức các trò chơi giải trí, chương trình giao lưu với cựu sinh viên và nhà tuyển dụng. (chi tiết xem lịch trình bên dưới)
Tham khảo phim tư liệu các năm trước: https://www.youtube.com/playlist?list=PLY-6jLIGobsaywjfIJVJFoeI_oRPv4uOh
Cộng đồng Dịch giả trẻ đang tham gia vào sự kiện này như một đối tác học thuật để giúp tư vấn và kêu gọi hỗ trợ của cộng đồng chuyên môn và các đối tác tài trợ. Chúng tôi hoan nghênh bất cứ cách thức hỗ trợ nào của quý đồng nghiệp là cựu sinh viên khoa Đông phương học, hoặc không phải là cựu sinh viên nhưng có quan tâm đến việc hỗ trợ cho sự kiện văn hóa này nhằm khuyến khích sự nhận thức sâu sắc hơn về dịch thuật như một nghề nghiệp ở Việt Nam.
Quý dịch giả có quan tâm xin liên hệ theo địa chỉ dichgiatre@gmail.com hoặc info@youngtranslators.org hoặc tham khảo dichgiatre.blogspot.com.
Quý cựu sinh viên và doanh nghiệp liên hệ trực tiếp TS. Hồ Minh Quang: hominhquang@163.com hoặc qua số điện thoại 08.38291113 hoặc tham khảo trang thông tin dongphuong.hcmssuh.edu.vn.
Trân trọng.
---
Theo thông tin từ TS. Hồ Minh Quang, Trưởng Khoa Đông phương học - Cố vấn chuyên môn của Cộng đồng Dịch giả trẻ tại Tp.HCM, chương trình lễ hội văn hóa Đông phương 2016 được tổ chức trong hai ngày 25 và 26 tháng 11 năm 2016, tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM (Sảnh D, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM))
Chương trình 1: Đêm chung kết và trao giải cuộc thi “Đất nước tôi yêu” lần II
- Thời gian: 18h00~22h00, ngày 25/11/2016
- Địa điểm: Sảnh D
Danh sách chương trình của các ngành:
1. Kịch: “Him”; đơn vị: ngành Úc học
2. Nhạc kịch: “Ấn Độ tôi yêu”; đơn vị: ngành Ấn Độ học
3. Vũ kịch: “Baghdad huyền bí”; đơn vị: ngành Ả Rập học
4. Vũ kịch: “Thanh xà Bạch xà”; đơn vị: ngành Trung Hoa học (tham khảo: https://youtu.be/gLgcdQUWjqc)
5. Kịch: “Đám cưới truyền thống người Java”; đơn vị: ngành Indonesia học
6. Vũ kịch: “Thái Lan trong tim tôi”; đơn vị: ngành Thái Lan học
Chương trình 2: Phần chính của Lễ hội Văn hoá Đông phương 2016
- Thời gian: 25~26/11/2016
- Địa điểm: Sảnh D và khu vực phụ cận
07h30: Lễ khai mạc
09h30: Chương trình văn nghệ đặc trưng các chuyên ngành:
- Múa dù (ฟ้อนที - Phon Thi) - ngành Thái Lan
- Múa trống (Tari Indang) - ngành Indonesia
- Múa dù: “Em gái miền cao” - ngành Trung Quốc
- Hát: “G'day g'day” - ngành Úc
- Múa “Barso Re” - ngành Ấn Độ
- Múa bụng: “Oriental” - ngành Ả Rập.
10h30: Lễ khai trương các gian hàng văn hóa
11h00: Chương trình “ẨM THỰC PHƯƠNG ĐÔNG”
12h30: Chương trình giao lưu luân phiên giữa các gian hàng.
Chương trình 3: Chung kết cuộc thi “Khám phá Phương Đông 2016”
- Thời gian: 14h00~16h30, ngày 26/11/2016
- Địa điểm: Sảnh D
Danh sách các đội vào chung kết: Victory, Semangat, ARABSTUDIES, IBU, ATHENA
Chương trình 4: Đêm chung kết và trao giải cuộc thi văn nghệ “Đêm phương Đông 2016”
- Thời gian: 18h00~22h00, ngày 26/11/2016
- Địa điểm: Sảnh D
Danh sách các tiết mục được vào tranh tài Đêm chung kết
1. Múa đồ vật (Phon Buang Suang – ฟ้อนเบิ่งเซิ้ง) - Thái Lan học
2. Hát : Về ăn cơm - Indonesia học
3. Múa: Woh Kisna Hai (Anh ấy là Krishna) - Ấn Độ học
4. Hát múa: Phố Thị - Thái Lan học
5. Múa: Bánh trôi nước - Trung Quốc học
6. Múa: Apsara (Thủy Vân Thần) - Indonesia học
7. Múa trống dài (Phon Klorng yao - ฟ้อนกลองยาว)- Thái Lan học
8. Hát: Và khi tôi hát - Ấn Độ học
9. Múa bụng: Tsunami (Sóng thần)- Ả Rập học
10. Múa: Liên khúc Isan (Phleng Phasom Isan - เพลงผสมอีสาน) - Thái Lan học
11. Hát: Flashlight (Đèn nháy) - Úc học
12. Múa: “Lại gặp hoa đêm mưa” (又見雨夜花)- Trung Quốc học
13. Vũ kịch: “Tậm Cạm: Chuyền chưa kệ” - Thái Lan học
14. Nhảy: Bống - nước - Văn học & Ngôn Ngữ
15. Hát: Thương - Ấn Độ học
16. Nhảy: Jangan kau bohong (Đừng lừa dối) - Indonesia học
17. Nhạc cảnh: Thất tiên giáng trần - Trung Quốc học
18. Múa kéo tơ (Phon Sao Mai - ฟ้อนสาวไหม) - Thái Lan học
(cập nhật lần cuối 23:00 ngày 24/11/2016)
===
Call for participation to Oriental Cultural Festival 2016
Oriental Cultural Festival is an Asian traditional festival program annually organized by the faculty of Oriental Studies (Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Ho Chi Minh City) comprising of a series of activities from competition to performance: Miss Oriental, Oriental fine arts, Oriental Cuisine, Oriental discovery... that
- introduces the faculty’s training programs and oriental cultures to public
- enhance the mutual understanding between FOS with schools, institutions and social-economic organizations
- creates an entertaining cultural playground, bringing opportunity for the students to challenge themselves and connect them with alumni and employers and people interested in Vietnamese and Oriental Studies.
Throughout the festival are the traditional music performance of 6 countries on main stage by students of these academic departments. Meanwhile, cultural and gastronomic booth of Indonesia, Thailand, China, India, Saudi Arabia and Australia as 6 majors of the faculty are the places to exhibit and introduce tangible and intangible cultural traits to bring participants chances to discover the unique cultural traits of each respective oriental country. With support from consulate generals, many exhibition items such as Wayang Kulit puppetry tool, Batik silk, models of sculptures, towers… and many souvenirs from the 6 countries or student handmade products attracts lots of participants and consumers.
The main performance program "Oriental Night" will be held in the evening. Besides, there are games, talkshows and exchanges between students with alumni and employers. (for detalil, see program schedule below)
Documentary footage from the previous festivals https://www.youtube.com/playlist?list=PLY-6jLIGobsaywjfIJVJFoeI_oRPv4uOh
YTC is taking part in this special event as an academic partner to help with consulting and calling for supports from professional community and sponsoring partners.
We welcome any type of support from colleagues who are FOS's alumni, or non-alumni with interest in supporting this event which encourages the deeper awareness of translation as a profession in Vietnam.
Please do not hesitate to contact us via dichgiatre@gmail.com or info@youngtranslators.org.
Regards.
Reference:
http://dongphuong.hcmussh.edu.vn/
http://dichgiatre.blogspot.com/
---
According to source from FOS, this year the festival is tentatively held on 25-26 November, 2016 at Hồ Chí Minh City University of Social Sciences and Humanities (10-12 Đinh Tiên Hoàng, District 1)
Program 1: “Country I love” – 2nd edition - Final night and award ceremony
- Time: 18h00~22h00, 25/11/2016
- Venue: Hall D
List of programs:
1. Drama: “Him”; Australian Studies
2. Musical: “India I love”; Indian Studies
3. Dance drama: “Mystic Baghdad”; Arab Studies
4. Dance drama: “White Snake”; Chinese Studies
5. Drama: “Traditional Javanese wedding”; Indonesian Studies
6. Dance drama: “Thailand in my heart”; Thai Studies
Program 2: Main part of Oriental Cultural Festival 2016
- Time: 26/11/2016
- Venue: Hall D and nearby area
07h30: Opening ceremony
09h30: Performance by each departments of country studies:
- Umbrella dance (ฟ้อนที– Fon Tee) – Thai Studies (ref: https://youtu.be/5tPpk9edPXs)
- Drum dance (Tari Indang) – Indonesian Studies (https://youtu.be/t9KTecq_Tic)
- Umbrella dance: Highland girl – Chinese Studies
- Song: “G'day g'day” – Australian Studies (ref: https://youtu.be/PT331BRkkP0)
- Dance: “Barso Re” – Indian Studies (ref: https://youtu.be/asw-wTDzGUQ)
- Belly dance: “Oriental” – Arab Studies.
10h30: Opening of cultural booths
11h00: Oriental Cuisine exchange
12h30: Consecutive exchanges between booths
Program 3: Oriental Discovery 2016 - Final
- Timen: 14h00~16h30, 26/11/2016
- Venue: Hall D
List of teams: Victory, Semangat, ARABSTUDIES, IBU, ATHENA
Program 4: Oriental Night 2016 – Final night and award ceremony
- Time: 18h00~22h00, 26/11/2016
- Venue: Hall D
List of performances:
1. Dance: Phon Buang Suang – ฟ้อนเบิ่งเซิ้ง (Item Picking Dance) – Thai Studies
2. Song: Về ăn cơm (Come back home for meal) – Indonesian Studies
3. Dance: Woh Kisna Hai (His is Krishna) – Indian Studies (ref: https://youtu.be/CQ_dCvRFmRE / https://youtu.be/yuSbXwIojeU)
4. Dance song: Phố Thị (Urban city)- Thai Studies (ref: https://youtu.be/zoCyqlG5PbY / https://youtu.be/ObKmNWA6jyY)
5. Dance: Bánh trôi nước (Woman) – Chinese Studies (ref: https://youtu.be/U3ucpVlaeK8)
6. Dance: Apsara – Indonesian Studies
7. Dance: Klorng yao – Thai Studies (ref: https://youtu.be/Ntf4s6iE0cI)
8. Song: Và khi tôi hát (And when I sing) – Indian Studies (ref: https://youtu.be/3VSKV3amMFY)
9. Belly Dance: Tsunami – Arab Studies
10. Dance: Isan medley – Thai Studies
11. Song: Hát: Flashlight – Australian Studies
12. Dance: “Lại gặp hoa đêm mưa” (See rainy night flowers again) – Chinese Studies
13. Dance drama: “Tậm Cạm: Chuyền chưa kệ” – Thai Studies
14. Breakdance: Bống - nước (Bống – water) – Literature and Linguistic Studies
15. Song: Thương (Love) – Indian Studies
16. Breakdance: Jangan kau bohong (Do not lie) – Indonesian Studies (ref: https://youtu.be/YI2YRS7FHlI)
17. Dance song drama: Thất tiên giáng trần (Seven fairies come down to the earth) – Chinese Studies
18. Dance: Kéo tơ (Silk Weaving)– Thai Studies (ref: https://youtu.be/t4P8ITKm8GI / https://youtu.be/_P78Lf73j8I)
(cập nhật lần cuối 23:00 ngày 24/11/2016)
* “Oriental” is a term that is officially used by the Festival of Oriental Studies since its establishment.
(literally translated by Nemo)