Hội viên

HỘI VIÊN TIÊU BIỂU

1. Cố vấn chuyên môn:

Từ trái sang: Dịch giả Tôn Thất Lan, TS. Ngô Thị Phương Thiện, Đạo diễn Tiana Thanh Nga, TS. Hồ Minh Quang, hội viên Phan Như  Quỳnh, hội viên Vương Thúy Hằng (MC, phía sau) trong sự kiện "Thử sức biên phiên dịch"
Tôn Thất Lan


Hội viên YTC và dịch giả Tôn Thất Lan (giữa)
Dịch giả Tôn Thất Lan tên thật là Tôn Thất Lan, bút hiệu Trần Uyên Vũ, Vũ Huyền (sau 1980 chỉ dùng tên thật), sinh ngày 8 tháng 1 năm 1940 tại thành nội Huế, chánh quán tại Gia Miếu, Ngoại Trang, Thanh Hóa. Đã từng theo học tại các trường: Thượng Tứ, Khải Định, Quốc học Huế và tốt nghiệp ban Anh Văn Đại học Sư phạm Huế vào năm 1961. Trước 1975 là giáo sư trường trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), sau 1975 cư ngụ tại Sài Gòn, sinh hoạt qua các bộ môn thơ văn và chuyên về âm nhạc (cầm ca thi phú). Hiện dịch giả Tôn Thất Lan đang giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Kiến thức ngoại giao và Ngoại ngữ tại Tp.HCM.

Một số tác phẩm truyện dịch:
- Những mảnh đời - Slices of life, NXB An Hòa.
- Những linh hồn lạc - The lost souls, First News, 2009.
- Trễ còn hơn không bao giờ - Better than never, First News, 2009.
- Cung bậc tình yêu - Pitches of love, First News, 2010.
- Tiếng vọng ngàn năm - Millenium-odd Reverberations, 2010, TTVH/HCM.

Hồ Minh Quang



TS. Hồ Minh Quang sinh năm 1978, hiện công tác tại Bộ môn Trung Quốc học, Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM, chuyên ngành nghiên cứu Ngôn ngữ học (lịch sử Hán ngữ). Năm 1996, là sinh viên năm nhất Khoa Trung văn Đại học Sư phạm TP. HCM. Năm 1997, đi du học tại Trường Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc, học cả 3 bậc đại học, cao học, nghiên cứu sinh cho đến 2007 tốt nghiệp về nước.

Chuyên môn giảng dạy: tiếng Trung Quốc, lịch sử Hán ngữ, âm vận học, biên phiên dịch Trung – Việt;

Hướng nghiên cứu: giao thoa ngôn ngữ phương Đông, lý thuyết – thực tiễn biên phiên dịch Trung – Việt, phương pháp giảng dạy tiếng Trung cho người Việt…

Nguyễn Vân Hà


ThS. Nguyễn Vân Hà sinh ngày 10 tháng 03 năm 1980, là một trong những người ủng hộ tinh thần nhiệt tình cho Cộng đồng Dịch giả trẻ. Cô hiện đang là Giảng viên Khoa Ngữ văn Anh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM.

Chuyên môn nghiên cứu: Ngôn ngữ học ứng dụng





Frank Gerke

Dịch giả TS. Frank Gerke, tên thường gọi bằng tiếng Việt là Trịnh Công Long, sinh ngày 11 tháng 1 năm 1965 tại thành phố Bremen, CHLB Đức. Đã từng theo học tại các trường: Đại học Tự Do Berlin, Đại học Trung văn Hồng Kông, Đại học Bonn và tốt nghiệp Thạc sĩ Dịch thuật trường Đại học Bonn năm 1992. Năm 2005 Frank Gerke đỗ tiến sĩ Hán học Khoa Triết học trường ĐH Bonn. Từ năm 1999 đến năm 2005 Frank Gerke làm giảng viên Khoa triết học, chuyên ngành Đông Nam Á học, trường ĐH Bonn. Frank Gerke là dịch giả văn học tiếng Trung và tiếng Việt, hoạt động dịch thuật từ năm 1991 đến nay. Hiện nay TS. Frank Gerke là dịch giả tự do sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.
Chuyên môn: tiếng Đức, tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, Cổ Hán ngữ, biên phiên dịch Trung, Việt, Đức, Anh, Pháp.
Một số tác phẩm dịch:
  • Übersetzung mit Kurzkommentierung der vietnamesischen Erzählung "Rückkehr"  von Binh Nguyen Loc. In: Orientierungen. Zeitschrift zur Kultur Asiens 2/1992, Bonn. (Dịch „Bình Nguyên Lộc. Về cũ làng, Tạp chí Orientierungen 2/1992.) 
  • Tho Moi - Das Neue Gedicht, Gedichte aus Vietnam. In: Orientierungen, Zeitschrift zur Kultur Asiens. 11. Jg., 2/99. edition global, München 1999. (Thơ Mới. Thơ Việt Nam Hiện Đại. Lý luận và mấy bản dịch thơ của Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Trịnh Công Sơn, Tạp chí Orientierungen 1999.)
  • Geschichte im Zeichen der Gegenwart, Cao Yus Theaterstück Galle und Schwert: In: minima sinica, Zeitschrift zum chinesischen Geist. 2/2000, edition global, München 2000. (Lịch sử trong mắt hiện đại, Kịch nói "Đảm Kiếm Thiên" của Tao Ngư, Lý luận phê bình và bản dịch, minima sinica 2000.)
  • Übersetzung mit Kurzkommentierung der vietnamesischen Kurzgeschichte Schweigespiel von Phan Thi Vang Anh. In: Amok. 4. Ausgabe WS 2000/2001, Bonn 2001. (Dịch truyện ngắn „Kịch câm“ của Phan Thị Vàng Anh, Tạp chí Amok 2001/2001.)
  • Ein vietnamesisches Leben im Zeichen von Krieg und Frieden. Leben und Werk von Trinh Cong Son. In: Orientierungen. Zeitschrift zur Kultur Asiens, 2/2001, München. (Một đời sống giữa chiến tranh và hoà bình. Trịnh Công Sơn. Tác phẩm và đời, Bình luận và dịch, Tạp chí Orientierungen 2/2001.)
  • Lieder von Trinh Cong Son. In: Orientierungen. Zeitschrift zur Kultur Asiens, 2/2001, München. (Ca khúc Trịnh Công Sơn, Tạp chí Orientierungen 2/2001.)
  • Gedichte von Nguyen Duy. In: Orientierungen. Zeitschrift zur Kultur Asiens, 1/2002, München. (Thơ Nguyễn Duy- dịch, bình luận, Tạp chí Orientierungen 2/3003.)
  • Der Meister wollte König sein. Drei Kurzgeschichten von Nguyen Quang Sang. Aus dem Vietnamesischen von Frank Gerke. In: Orientierungen. Zeitschrift zur Kultur Asiens, 2/2002, München. ("Tôi thích làm vua", "Đạo tưởng", "Quán rượu người câm", dịch truyện của Nguyễn Quang Sáng, Tạp chí Orientierungen 2/2002..)
  • Öffne das Dreieck. Erotische Gedichte der Lyrikerin Ho Xuan Huong aus dem 18. Jahrhundert. Aus dem Vietnamesischen von Frank Gerke. In: Orientierungen. Zeitschrift zur Kultur Asiens, 1/2003, München. (Thơ Hồ Xuân Hương – dịch, bình luận, Tạp chí Orientierungen 1/2003.)
  • "Wein trinken, um die Traurigkeit zu vertreiben", Übersetzung des Gedichtes von Cao Ba Quat. In: Irdisches Leben, blauer Dunst. Berliner Anthologie. Herausgegeben von Beatrice Faßbender und Ulrich Schreiber. Mit einem Vorwort von Michael Krüger. Alexander Verlag, Berlin 2004. ("Uống rượu tiêu sầu", dịch thơ Cao Bá Quát, Tập Tuyển Thơ Berlin, 2004.)
  • Der Körper des Menschen gleicht einem Blitz. Zen-Gedichte und –Weisheiten aus Vietnam. Edition pen, Löcker, Wien 2013. (Thân Như Điện Ảnh. Thơ Thiền Và Trí Tuệ Việt Nam, Edition pen, Löcker, Viên 2013.)


2. Hội viên chuyên nghiệp: (sắp xếp theo ngôn ngữ và thứ tự bảng chữ cái)

Hội viên YTCxHCMC và dịch giả Tôn Thất Lan
Hội viên YTCxHCMC và dịch giả Hồ Minh Quang
Hội viên YTCxHCMC trong một sự kiện "Thử sức biên phiên dịch"
Tiểu ban tiếng Anh: Phan Tuấn Quốc, Nguyễn Ngọc Thảo, Lê Quang Toản, Nguyễn Bảo Trâm, Phạm Ngọc Kim Tuyến, Lê Thế Hiển, Nguyễn Phạm Anh Khoa, Nguyễn Vân Hà, Trần Ngọc Mai Khanh, Vương Thúy Hằng, Nguyễn Quốc Dũng, Trần Thị Lê Dung, Nguyễn Như Ngọc...

Tiểu ban tiếng Đức: Hà Mai Sơn, Nguyễn Trần Khánh Ngân

Tiểu ban tiếng Hàn: Võ Thị Thanh Mai, Phan Như Quỳnh

Tiểu ban tiếng Indonesia: Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Hương Quỳnh

Tiểu ban tiếng Nga: Đoàn Ngọc Huấn, Liêu Thị Hồng Phúc, Đỗ Thị Huyền Trang

Tiểu ban tiếng Nhật: Sái Thị Mây, Đào Thị Hồ Phương, Thái Thị Hồng Anh

Tiểu ban tiếng Pháp: Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Ngọc Kim Cương

Tiểu ban tiếng Thái: Phú Tuệ Năng, Mai Hoàng Sang

GHI DANH HỘI VIÊN

Các dịch giả ghi danh trực tuyến tại địa chỉ https://forms.gle/QfsdjjJtvQAzWYhU8 hoặc điền trực tiếp vào khung bên dưới:



Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, người nộp hồ sơ nộp bổ sung các hồ sơ liên quan nếu mong muốn tham gia mảng hoạt động dịch thuật chuyên nghiệp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người nộp sẽ nhận được thông báo chấp thuận của Ban Chủ nhiệm nếu hồ sơ hợp lệ. Danh sách hội viên chính thức sẽ được cập nhật mỗi 6 tháng trên trang thông tin của YTCxHCMC.

* Các mức hội phí ủng hộ:
Hội viên chính thức: 25.000 đồng/tháng
Hội viên chuyên nghiệp: 50.000 đồng/tháng (phải là hội viên đã được chứng thực về năng lực dịch thuật)
Hội viên liên kết: 200.000 đồng/tháng

* Thời gian và hình thức thu hội phí: tháng 6 và tháng 12 hàng năm. (khuyến khích đóng trọn năm, thu một lần tối thiểu cho 6 tháng)

* Mục đích sử dụng hội phí:
- Trang trải cho việc thuê mướn địa điểm, cơ sở vật chất và nhân sự tổ chức các sự kiện chính thức của YTC.
- Duy trì và phát triển các kênh thông tin phục vụ quảng bá hoạt động của YTC.
- Các mục đích khác có lợi cho YTC và được sự tán thành của đa số hội viên.