Thursday, February 25, 2016

Mời đồng hành cùng Liên hoan kể chuyện quốc tế 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh


International Storytelling Festival 2016 in Hồ Chí Minh City: ASEAN Cultural Exchange through folktales. Stay updated at www.cvseas.edu.vn.

Liên hoan kể chuyện quốc tế 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh được Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Đại học Quốc gia Tp.HCM) chính thức đăng cai với thông tin sau:

Chủ đề: "Giao lưu Văn hóa ASEAN thông qua truyện kể dân gian"

Địa điểm: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Tp.HCM

Thời gian: 07:00-18:00 ngày 01/03/2016

Hình thức:
- Giao lưu giới thiệu văn hóa Việt Nam và văn hóa Nam Bộ
- Biểu diễn kể chuyện dân gian ASEAN về chủ đề hòa bình và lúa gạo
- Hội thảo kĩ năng kể chuyện với các nghệ nhân ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Singapore, Philippines) và quốc tế (Ấn Độ, Anh, Đức, Mỹ, Ý, Romania, Cao Ly, Đài Loan, Đan Mạch)

Mục tiêu: nhằm thúc đẩy hoạt động bảo tồn và phát triển hình thức nghệ thuật kể chuyện dân gian Việt Nam nhằm phục vụ phát triển bền vững trong mối quan hệ với Cộng đồng ASEAN.

Đối tượng: sinh viên, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến chuyên ngành Đông Nam Á học, nghệ thuật kể chuyện, văn hóa dân gian, văn học dân gian.

Hình thức đăng ký:
- Đăng ký ưu tiên: theo danh sách đăng ký tập thể do các cơ sở đào tạo và nhà tài trợ gửi về cho ban tổ chức theo địa chỉ hocamgioi1501@cvseas.edu.vn.
- Đăng ký cá nhân: https://ticketbox.vn/event/international-storytelling-festival-2016-in-ho-chi-minh-city-asean-cultural-exchange-through-folktales-60048/34113 (lưu ý: không giới hạn đăng ký tuy nhiên chỗ ngồi sẽ ưu tiên cho danh sách đăng ký theo tập thể và dựa trên tình hình thực tế)

Chương trình sẽ còn diễn ra thường niên theo chương trình nghiên cứu và giao lưu thúc đẩy đoàn kết ASEAN thông qua các hình thức văn hóa nghệ thuật dân gian.

---

TÌNH NGUYỆN VIÊN & NHÀ TÀI TRỢ

Dự kiến sẽ cần tình nguyện viên cho các vị trí: chụp hình (x4), quay phim (x4), hậu cần, phiên dịch, lễ tân, văn nghệ giao lưu... ưu tiên cho những ai có mối quan tâm từ trước về giao lưu văn hóa dân gian Việt Nam và ASEAN và cam kết theo suốt chương trình liên hoan.

Mọi chi tiết về tình nguyện viên và tài trợ cho liên hoan xin liên hệ ban tổ chức theo địa chỉ của nhóm nghiên cứu và giao lưu văn hóa dân gian ASEAN: vietnam@youngtranslators.org hoặc dichgiatre@gmail.com.

---

GIỚI THIỆU

Chúng tôi là một nhóm nghiên cứu và giao lưu văn hóa dân gian ASEAN hoạt động tại khu vực Tp.HCM và ĐBSCL. Từ năm 2008, nhóm chúng tôi đã phối hợp cùng các đối tác tổ chức đoàn tham gia nhiều chương trình giao lưu khu vực như:

- Tham gia khóa tập huấn về Thanh niên, Văn hóa và Phát triển dành cho giới trẻ ASEAN tại Hà Nội & Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN trong vai trò tình nguyện viên tại Tp.HCM
- Đoàn đại biểu tham gia Diễn đàn Thanh niên châu Á Thái Bình Dương về những hình thức truyền thông biến đổi khí hậu thông qua biểu đạt văn hóa nghệ thuật tại Bangkok (Thái Lan)
- Đại diện nhóm và các doanh nghiệp trẻ tham gia Hội nghị múa rối ASEAN, Hội nghị doanh nghiệp trẻ châu Á Thái Bình dương tại Malaysia
- Đoàn nghệ nhân kể chuyện tham gia Liên hoan kể chuyện quốc tế & ASEAN ở Thái Lan; Đoàn nghệ sĩ múa rối chương trình giao lưu múa rối thanh niên Mekong tại Thái Lan, Campuchia và Lào
- Một số hoạt động giao lưu học thuật khác tại Việt Nam và ASEAN.

Năm 2015, khi được mời tham gia Liên hoan kể chuyện quốc tế lần thứ ba (17-21/01/2015) tại Thái Lan, nhận thấy sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng hội nhập khu vực về chiều sâu cho giới trẻ Việt Nam thông qua các hình thức văn hóa dân gian, nhóm đã thống nhất với ban tổ chức sẽ đưa đoàn nghệ nhân kể chuyện quốc tế đến Việt Nam tại hai địa điểm là Tp.HCM và Huế để tạo thêm một kênh giao lưu hội nhập quốc tế cho thanh niên Việt Nam nói chung và tăng cường năng lực hội nhập cho sinh viên các trường có chuyên ngành Đông Nam Á học nói riêng.

Theo đó, sau khi kết thúc Liên hoan kể chuyện quốc tế lần thứ tư (21-28/02/2016) diễn ra tại Thái Lan với chủ đề về lúa gạo và hòa bình, lần đầu tiên đoàn nghệ sĩ kể chuyện tham gia liên hoan sẽ đến Việt Nam từ ngày 29/02-04/03/2016 tại hai địa điểm Tp.HCM và Huế theo chương trình hợp tác giữa các đối tác tổ chức tại Việt Nam và Thái Lan, trong tinh thần hướng đến kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước thông qua các mạng lưới hữu nghị nhân dân.

Tại Huế (02-04/03/2016), chương trình do Đại học Sư phạm Huế đăng cai (chương trình tham khảo đính kèm).

Tại Tp.HCM (29/02-01/032016 và ngày 04/03/2016), chương trình do nhóm chúng tôi tổ chức trong khuôn khổ xây dựng Mạng lưới kể chuyện Việt Nam với sự ủng hộ bước đầu của một số chuyên gia nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM, một số cơ sở đào tạo ngành biên phiên dịch và một số đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.

THƯ MỜI TÀI TRỢ

Để hiện thực hóa các chương trình tại Việt Nam nêu trên, chúng tôi mong muốn được phối hợp cùng quý cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và khán giả có quan tâm đăng ký bảo trợ cho các nghệ nhân và ban tổ chức bằng cách:

- Hỗ trợ thuê địa điểm tổ chức chính (hội trường lớn 500 chỗ trở lên, có máy chiếu và âm thanh)
- Hỗ trợ thuê địa điểm tổ chức đêm văn nghệ giao lưu chào mừng đoàn nghệ nhân quốc tế
- Hỗ trợ kinh phí lưu trú cho từng nhóm nghệ nhân kể chuyện quốc tế gặp khó khăn về tài chính (danh sách nghệ nhân đính kèm)
- Vận động sự tham gia của sinh viên và giới trẻ quan tâm đến hoạt động kể chuyện phục vụ cộng đồng và giao lưu văn hóa dân gian ASEAN qua đó hình thành những hoạt động theo chiều sâu tại từng địa phương góp phần bảo tồn và lưu giữ văn hóa dân gian thông qua truyện kể cũng như nâng cao năng lực hội nhập khu vực cho sinh viên ngành Đông Nam Á học, và thế giới học, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa dân gian và văn học dân gian.
- Tài trợ cho một nhóm nghệ nhân kể chuyện dân gian Việt Nam (trong đó có nghệ nhân Chăm và Khmer đại diện cho Tp.HCM và khu vực Nam Bộ) tham gia giao lưu giới thiệu nét văn hóa dân gian ba miền nói chung và Nam Bộ nói riêng thông qua truyện kể.

Chúng tôi kính mong nhận được phản hồi từ quý vị.

Trân trọng.


0 comments:

Post a Comment